Logo Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2021

  1. Tin tức / Hoạt động
  2. Quy hoạch 7 trung tâm logistics, vì…

Quy hoạch 7 trung tâm logistics, vì sao TP.HCM chưa làm trung tâm nào?

Sunday, 23/10/2022, 09:29

Mặc dù được coi là đầu tàu kinh tế là trung tâm logistics của cả nước nhưng TP.HCM vẫn chưa xây dựng được một trung tâm logistics có quy mô lớn.

Để đầu tư trung tâm logistics cần số vốn rất lớn
Để đầu tư một trung tâm logistics cần số vốn rất lớn, trong khi quy trình qua nhiều bước nên doanh nghiệp không mặn mà tham gia

Theo báo cáo của Sở Công thương TP.HCM, mặc dù Thành phố đã quy hoạch 7 trung tâm logistics nhưng hiện chỉ có trung tâm logistics tại Khu công nghệ cao với diện tích 6 ha đang kêu gọi đầu tư. Sáu trung tâm còn lại ở Hóc Môn; Củ Chi; Linh Trung; Long Bình; Cát Lái – Phú Hữu; Hiệp Phước; Tân Kiên vẫn dừng ở khâu quy hoạch.

Nhiều doanh nghiệp logistics cho biết, để đầu tư một trung tâm logistics đúng chuẩn thì cần nguồn vốn rất lớn có thể lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

Bởi vì một trung tâm logistics phải có diện tích đủ rộng (vài chục ha), được đầu tư đầy đủ chức năng vận tải, phân phối hàng hóa, có khu vực quản lý nhà nước về hải quan, thuế, trung tâm kiểm định chuyên ngành để cung cấp chuỗi dịch vụ tích hợp hoàn chỉnh.

Bên cạnh nguyên nhân về vốn, vấn đề thủ tục hiện nay cũng khiến doanh nghiệp “nản lòng”. Theo phản ánh của doanh nghiệp để đầu tư một trung tâm logistics, quy trình phải qua 11 bước, trong đó có những bước mất rất nhiều thời gian như lập, thẩm định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/500; thực hiện các thủ tục về đất đai; lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi…

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết, việc phát triển các trung tâm logistics là cấp thiết. Hiện nay các trung tâm logistics phát triển tự phát, chưa có sự phối hợp đầu tư giữa nhà nước và tư nhân nên chưa có trung tâm logistics nào đủ tầm.

Ông Vũ cho biết, TP.HCM đang mời gọi đầu tư 7 trung tâm logistics. Dự kiến từ nay đến năm 2025 Thành phố sẽ tập trung triển khai mời gọi đầu tư 3 trung tâm logistics tại Khu công nghệ cao, Linh Trung và Long Bình đều ở TP Thủ Đức.

TP.HCM xác định ngành logistics là một trong 49 chương trình, đề án trọng tâm phát triển kinh tế thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, mục tiêu đề ra là tốc độ tăng trưởng doanh thu logistics của doanh nghiệp TP.HCM đạt 15% vào năm 2025 và đạt 20% vào năm 2030.

Tỷ trọng đóng góp của logistics vào GRDP TP.HCM đến năm 2025 đạt 10% và đến năm 2030 đạt 12%; góp phần kéo giảm chi phí logistics cả nước so với GDP quốc gia đến năm 2025 còn khoảng 10-15%.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

CLB SAO VÀNG ĐẤT VIỆT PHỐI HỢP VỚI HỘI DOANH NHÂN TRẺ THÁI BÌNH TỔ CHỨC THÀNH CÔNG CHƯƠNG TRÌNH CÀ PHÊ DOANH NHÂN SỐ ĐẶC BIỆT, CHỦ ĐỀ: “XU HƯỚNG ĐẦU TƯ – KẾT NỐI NGUỒN LỰC”

Tại Chương trình, các đại biểu đã nghe hai diễn giả: Anh Nguyễn Phúc Long, Chủ tịch Câu lạc bộ Sao Vàng đất Việt, Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (TIG) và Anh Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Sao Vàng đất Việt, Phó Chủ tịch Tập đoàn Cen Group bàn luận, phân tích tình hình kinh tế tài chính doanh nghiệp, những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong sản xuất, lưu thông hàng hóa và tắc nghẽn dòng vốn; một số giải pháp, kinh nghiệm ứng phó với cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế do tác động của dịch Covid-19 và xung đột quân sự trên thế giới.